9 điều bạn không biết về cơ thể của mình

Bạn có biết những điều vô cùng lý thú về cơ thể mình như dạ dày được coi như bộ não thứ hai của con người hay virus góp phần tạo ra chúng ta.

Screen Shot 2015-05-11 at 23.30.52

Dạ dày của bạn “thông minh” hơn bạn nghĩ

Dạ dày con người có nhiều tế bào thần kinh hơn cả não bộ của các loài động vật. Hệ thống tế bào thần kinh ở dạ dày phức tạp đến mức nó được coi là bộ não thứ hai của con người.

Dạ dày độc đáo ở chỗ nó có thể tự suy nghĩ, có thể tiêu hóa thức ăn cho bạn mà không cần não bộ của bạn ra lệnh. Nếu bạn cảm thấy hồi hộp, khó chịu hay không tập trung vào việc gì sau khi ăn quá nhiều, thì có thể là do dạ dày – bộ não thứ hai của bạn gây ra.

Bạn cũng lông lá không kém gì loài khỉ

Điều này có thể sẽ nghe vô lí ngay khi bạn nhìn vào gương. Nhưng đúng là bạn thực sự lông lá không kém gì các loài linh trưởng khác.

Cũng như loài khỉ, bạn có lông lá khắp cơ thể,nhưng chúng lại trông đẹp và ngắn hơn, cứ 2.54 centimet vuông trên cơ thể bạn là một “rừng” lông từ 500-1000 sợi.

Còn về loài vật lông lá nhất, đó chính là rái cá biển, chúng có gần 1 triệu nang lông trên mỗi 2.54 centimet vuông trên cơ thể.

Screen Shot 2015-05-11 at 23.32.51

Bạn là một phép màu

Tất cả chúng ta đều bắt đầu từ một tế bào bé xíu—nhưng sau đó ta lại phát triển thành một con người có “đủ lông đủ cánh”? Làm sao mà một tế bào có thể tạo nên những cơ quan phức tạp như tai,mũi,mắt? Nó đã phải tự uốn nắn “cơ thể” từ từ để thành hình.

Và bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng cơ quan đầu tiên mà các tế bào hình thành chính là…lỗ hậu môn.

Virus góp phần tạo ra bạn

Một trong những bất ngờ mà dự án Human Genome phát hiện được chính là số lượng DNA trong cơ thể ta do virus “hiến tặng

Virus không tự tái sinh sản — nên một số loài tự nhét DNA của mình vào một tế bào chủ để có thể sao chép bản thân. Nếu virus tự nhét mình vào tinh trùng hay trứng thì đứa trẻ được sinh ra sẽ có DNA của một loài virus trong toàn bộ tế bào cơ thể. Điều này đã từng xảy ra nhiều đến mức trên 9% gien của chúng ta là từ virus mà ra.

Bạn không thể tự cù lét bản thân

Sự thật là bạn không thể tự cù lét bản thân trừ khi bạn mắc chứng tâm thần phân liệt.

Khi lớn lên ta có thể không thích bị người khác cù lét ,nhưng cũng có không ít người lại phá lên cười và giật nảy người mỗi khi bị ai đó “sờ mó”. Nhưng ta lại không thể tự cù lét bản thân vì khi đó não bộ của bạn đã biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng với những bệnh nhân tâm thần thì việc phân biệt đâu là tay mình và tay người khác không hề dễ.

Cơ thể trẻ hơn tuổi của bạn

Bạn luôn luôn thay đổi. Bạn hít vào, thở ra ,bạn liên tục hấp thụ và thải ra các phân tử. Khi bạn qua tuổi dậy thì, thì chắc chắn cơ thể của bạn sẽ không còn trông như lúc bạn còn bé nữa. Ví dụ như khi bạn 20, 21 tuổi thì các tế bào trong cơ thể bạn có khi chỉ mới vài tháng, vài năm tuổi mà thôi.

Chúng ta đều bị “mù” một phần

Đôi mắt của ta cũng có một lỗi nhỏ trong thiết kế: cả hai đều có điểm mù. Tuy nhiên,vì chúng ta có hai mắt bổ sung cho nhau nên con người bình thường rất khó cảm nhận được điểm mù này. Hãy thử nhìn một vật lần lượt bằng mắt trái rồi đến mắt phải, bạn sẽ phát hiện ra có một khoảng “chênh lệch” giữa hai mắt.

Bạn có thể đếm mà không cần “đếm”

Khi bạn ngồi trước một nhóm đồ vật gồm bốn món,bạn thực sự không cần phải đếm chúng để biết có bao nhiêu món mà chỉ cần nhìn là biết. Với những đơn vị nhỏ như vậy thì dường như trí não bạn có một bản năng nắm bắt số lượng đồ vật. Như nững cư dân trong bộ lạc Piraha ở Brazil không hề có chữ số trong ngôn ngữ của họ, vậy mà họ vẫn có thể “đếm” tới 4.

Cơ thể bạn cũng có vằn

Nhiều loại động vật có vú có đường vằn trên cơ thể,như loài mèo, chúng có những đường vắn rất rõ rệt hình thành theo cấu trúc gien, rồi di truyền qua nhiều loại hình thể khác nhau tùy theo tế bào. Con người cũng vậy,nhưng thường thì những đường vằn đó gần như vô hình.

Nguồn: YanNew

Related Posts